21/07/2022 | 246 |
0 Đánh giá

Luật Nguyễn Gia tư vấn bạn nên lập hộ kinh doanh hay công ty, trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh, công ty. Ưu nhược điểm của từng loại hình. Mọi chi tiết liên hệ Công ty Luật Nguyễn Gia - Địa chỉ: Số 10 Lê Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM - Hotline 0936303848

Dưới đây Luật Nguyễn Gia sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ, nắm rõ quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh:

  1. Khái niệm:
  • Hộ kinh doanh hay còn gọi là hộ kinh doanh cá thể à một loại hình kinh doanh  do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh sử dụng dưới 10 lao động
  • Công ty là một loại hình kinh doanh do cá nhân hoặc tổ chức góp vốn để tạo thành một tổ chức có tư cách pháp nhân (loại trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân) nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận. Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh

Xem thêm công ty trách nhiệm hữu hạn là gì ?

Xem thêm công ty cổ phần là gì ?

Xem thêm công ty hợp danh là gì ?

Xem thêm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì ?

  1. So sánh hộ kinh doanh và công ty

Stt

Tiêu chí

Công ty

Hộ kinh doanh

1

Thủ tục thành lập

Đơn giản

Phức tạp hơn

2

Tính pháp nhân

Công ty có tư cách pháp nhân (loại trừ doanh nghiệp tư nhân):

  • Được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp
  • Có cơ cấu tổ chức
  • Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm về tài sản của mình
  • Tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luật

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

3

Khai thuế

  • Công ty có thể lựa chọn hình thức khai thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp
  • Việc khai thuế của Công ty rành mạch dựa trên chi phí và doanh thu
  • Công ty có thể lựa chọn xuất hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn trực tiếp
  • Công ty thường lựa chọn phương pháp khai thuế theo quỹ
  • Hộ kinh doanh chỉ xuất hóa đơn trực tiếp (hạn chế trong việc phát triển kinh doanh hàng hóa)
  • Ngoài đóng thuế khoán hộ kinh doanh còn phải đóng thuế môn bài, thuế gtgt, thuế môn bài
  • Hiện tại quy định hộ kinh doanh cũng phải thực hiện việc khai thuế theo quỹ, báo cáo định kỳ, xuất hóa đơn điện tử như loại hình công ty

4

Định hướng phát triển, quy mô

  • Công ty có thể lựa chọn hình thức quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ, trung bình, lớn
  • Việc phát triển công ty về lâu dài dễ gọi vốn, dễ phát triển lỡn
  • Công ty có thể lập nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh ở nhiều tỉnh thành khác nhau
  • Loại hình công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi hơn
  • Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh nhỏ mang tính chất cá nhân hộ gia đình, định hướng phát triển lớn thì phải chuyển đổi lên loại hình công ty
  • Mỗi cá nhân chỉ được lập 1 hộ kinh doanh, hộ kinh doanh không được lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh
  • Loại hình hộ kinh doanh khó khăn hơn khi tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi

5

Việc kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước

  • Công ty do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh/thành phố cấp phép nên phạm vi quản lý rộng không bị kiểm tra, giám sát bởi cơ quan cấp phép
  • Hộ kinh doanh do UBND quận/huyện cấp phép, sau khi cấp phép sẽ gửi danh sách cho phường quản lý (hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh). Vì vậy tần suất kiểm tra, giám sát thường xuyên bởi cơ quan cấp phép

6

Các loại thuế phải nộp

  • Công ty đóng các loại thuế cơ bản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài (2 triệu/năm)

  • Hộ kinh doanh đóng thuế theo phương pháp thuế khoán. Cán bộ quản lý thuế sẽ căn cứ vào quy mô, hình thức hoạt động của hộ kinh doanh để áp đặt mức thuế khoán phải đóng hàng tháng (việc khai thuế nhiều khi không rõ ràng, đôi khi phụ thuộc vào yếu tố cảm tính của cán bộ quản lý thuế)

7

Việc tham gia bhxh, khai trình lao động

Cả hộ kinh doanh và công ty đều sử dụng lao động vì vậy đều phải tham gia bhxh cho người lao động và thực hiện khai trình lao động định kỳ

  1. Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh và Công ty

a) Đối với loại hình công ty:

  • Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), quy mô kinh doanh rộng, không giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh, dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Việc khai báo thuế rõ ràng rành mạch các loại thuế, đỡ bị kiểm tra bởi cơ quan cấp phép kinh doanh
  • Nhược điểm: Loại hình công ty đòi hỏi việc hoạch toán, khai báo thuế đúng luật nên sẽ phát sinh các bộ phận kế toán thuế, hành chính nhân sự.

Bạn cũng đừng lo lắng. Luật Nguyễn Gia có gói dịch vụ pháp lý doanh nghiệp trọn gói (bao gồm khai thuế, bhxh, khai trình lao động, thang bảng lương) với giá hợp lý tùy theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm dịch vụ pháp lý doanh nghiệp gồm những gì ?

b) Đối với loại hình hộ kinh doanh:

  • Ưu điểm: phù hợp quy mô nhỏ không có định hướng phát triển lâu dài,
  • Nhược điểm: Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, tính chất hoạt động manh mún, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng nên hạn chế đối tác mua bán và không được khấu trừ tiền thuế như doanh nghiệp. Hộ kinh doanh chịu sử quản lý chặt chẽ của thuế liên phường, ubnd xã, ubnd huyện

Như vậy tùy vào quy mô kinh doanh và định hướng phát triển mà bạn có thể lựa chọn việc nên lập hộ kinh doanh hay công ty để phù hợp với bản thân. Tuy nhiên hiện nay nhà nước khuyến khích các cá nhân nên lựa chọn kinh doanh dưới loại hình công ty và sắp tới sẽ siết chặt quy định liên quan đến hộ kinh doanh (có thể loại bỏ hình thức hộ kinh doanh)

Xem thêm Trình tự thủ tục, hồ sơ lập hộ kinh doanh

Xem thêm trình tự thủ tục, hồ sơ lập công ty

Trên đây là tư vấn của Luật Nguyễn Gia liên quan đến thắc mắc nên lập hộ kinh doanh hay Công ty

Luật Nguyễn Gia chuyên dịch vụ Luật sư – dịch vụ pháp lý doanh nghiệp như:

  • Luật sư hình sự
  • Luật sư dân sự
  • Luật sư đất đai
  • Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp
  • Dịch vụ giấy phép (Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh rượu, hồ sơ PCCC, giấy phép đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy phép kinh doanh karaoke, massage,…)
  • Dịch vụ kế toán thuế
  • …..

Mọi chi tiết liên hệ

Công ty Luật Nguyễn Gia

Địa chỉ: Số 10 Lê Bình, Phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0936.303.848 (Mr. Hùng)


(*) Xem thêm

Bình luận