Tư vấn các Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch covid 19, điều kiện hưởng, trình tự, thủ tục hồ sơ để được hưởng Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch covid 19
Các Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch covid 19
(căn cứ Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021, Công văn số 2645/BHXH-QLT ngày 12/7/2021 của BHXH)
1. Giảm mức đóng bảo hiểm Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: theo đó mức đóng vào quỹ BH TNLĐ, BNN của người sử dụng lao động bằng 0%. Số tiền được miễn giảm này dùng để hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn
+) Đối tượng: Người sử dụng lao động (vì quỹ BH TNLĐ, BNN trước giờ chỉ có Người sử dụng lao động đóng)
+) Điều kiện: chỉ trừ đối tượng được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
+) Mức hưởng: quỹ BH TNLĐ, BNN trước đây người sử dụng đóng 0.5% thì nay được giảm hoàn toàn kể từ ngày 01/07/2021-30/6/2022
+) Trình tự thủ tục: không cần thực hiện hồ sơ, BHXH tự giảm
2. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: (Lưu ý được tạm dừng đóng, sau này phải đóng bù lại)
+) đối tượng được hưởng: cả người lao động và người sử dụng lao động
+) Điều kiện: (một trong các điều kiện sau)
- Người sử dụng lao động đã đóng đủ BHXH
- Người sử dụng lao động Đang tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất đến hết tháng 4/2021 mà bị ảnh hưởng bởi dịch dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia bhxh trở lên so với thời điểm tháng 4/2021
+) Mức hưởng:
- Người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất (14% trên quỹ lương) trong thời hạn 6 tháng
- người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất (8% của mức lương) trong thời hạn 6 tháng
- Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và nghị quyết 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 nếu đủ điều kiện vẫn được tạm dừng đóng nhưng tổng thời gian tạm dừng không quá 12 tháng
* Sau khi hết thời hạn tạm dừng thì phải đóng bù (số tiền đóng bù không phải tính lãi)
+) Thủ tục hồ sơ để hưởng:
- Thời hạn thực hiện hồ sơ: kể từ ngày 07/07/2021 đến hết 30/6/2022
- Mẫu số 01 kèm theo nghị định
+) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp mẫu hồ sơ về BHXH, Sở LĐTBXH
- Bước 2: sau khi nhận được hồ sơ cơ quan BHXH sẽ gửi trả lời bằng văn bản
3. Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động:
+) Đối tượng được hưởng: người sử dụng lao động
+) Điều kiện: (có đủ các điều kiện sau)
- Đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên
- Thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 điều 42 Bộ Luật Lao Động ( Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm)
- Có doanh thu giảm từ 10% (so sánh doanh thu tại quỹ ... năm 2021 mà người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ với doanh thu quỹ đó của năm 2019 hoặc năm 2020)
- Có phương án phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
+) Mức hưởng: Hỗ trợ 1.500.000/Người lao động/tháng (theo thời gian học tập nghề nghiệp), tối đa 6 tháng
+) hồ sơ đề nghị:
- Văn bản đề nghị theo mẫu
- văn bản của người sử dụng lao động về việc thay đổi cơ cấu công nghệ
- Phương án đào tạo bồi dưỡng
- Xác nhận của BHXH về việc Người sử dụng lao động đóng đủ BHTN cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên
+) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị BHXH xác nhận về việc đóng đủ BHTN cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên
- Bước 2: Nộp bộ hồ sơ lên Sở LĐ-TB&XH
- Bước 3: Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định sở LĐ - TB & XH sẽ gửi quyết định hỗ trợ đến BHXH chi trả qua tk cho người sử dụng lao động
4. Hỗ trợ người lao động tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không lương:
+) Đối tượng: Người lao động (trừ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước)
+) Điều kiện hưởng: (đáp ứng đủ tát cả các điều kiện)
- Đang tham gia BHXH tại tháng liền kề trước thời điểm bị tạm hoãn hoặc nghỉ không lương
- Bị tạm hoãn HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên (tính từ 1/5/2021-31/12/2021) kể từ sau ngày 1/5/2021-31/12/2021
+) Mức hưởng:
- Bị tạm hoãn, Nghỉ việc không lương từ 15 ngày đến dưới 30 ngày: 1.855.000/đồng/người
- Bị tạm hoãn, Nghỉ việc không lương từ 30 ngày trở lên: 3.710.000/đồng/người
- Lưu ý: đang mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000/trẻ (chỉ hỗ trợ hoặc cha hoặc mẹ chứ không hỗ trợ cả 2)
+) Hồ sơ đề nghị hưởng:
- Bản sao văn bản tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ không lương
- Danh sách NLĐ đã được BHXH xác nhận
- Bản sao văn bản chứng minh để được hưởng hỗ trợ thêm (giấy khai sinh, giấy chứng sinh,....)
+) Trình tự thủ tục:
- Bước 1: nộp hồ sơ báo giảm trên BHXH và gửi danh sách để BHXH xác nhận
- Bước 2: Gửi hồ sơ đến UBND quận
- Bước 3: sau khi nhận đủ hồ sơ sẽ trình UBND tỉnh quyết định và phê duyệt
5. Hỗ trợ người lao động ngừng việc
+) Đối tượng: người lao động
+) Điều kiện:
- Ngừng việc do dịch từ 14 ngày trở lên (trong khoảng thời gian từ 1/5/2021-31/12/2021) thuộc đối tượng bắt buộc phải cách ly y tế hoặc khu vực bị phong tỏa
- Đang tham gia BHXH tháng liền kề trước thời điểm ngưng việc
+) Mức hưởng: 1.000.000/người (NLĐ đang mang thai, đang nuôi con dưới 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000/người
+) Thủ tục hồ sơ:
- Bản sao văn bản yêu cầu cách ly, phong tỏa
- Danh sách người lao động ngừng việc theo mẫu
- Bản sao giấy tờ chứng minh đang mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi
+) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị BHXH xác nhận
- Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định đến UBND cấp huyện
- Bước 3: sau khi nhận được hồ sơ UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí
6. Hỗ trợ Người lao động bị chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
+) Đối tượng: người lao động bị chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp (điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã tham gia BHTH từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng ...)
+) Điều kiện hưởng:
- Đang tham gia bhxh tại tháng liền kề trước thời điểm bị tạm ngưng
- Chấm dứt HĐLĐ trong khoảng thời gian từ 01/05/2021 đến 31/12/2021 (không thuộc trường hợp tự đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nghỉ hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng)
+) Mức hưởng: 3.710.000/người (người lao động đang mang thai, nuôi con dưới 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000/người)
+) Thủ tục hồ sơ:
- Đề Nghị hỗ trợ theo mẫu 07
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: HĐLĐ, QĐ thôi việc, thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ
- Bản sao sổ BHXH hoặc xác nhận của BHXH về việc tham gia BHXH
- Bản sao giấy tờ chứng minh đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ
+) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người lao động gửi hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm thuộc sở LĐ TB&XH
- Bước 2: Sở LĐ TB&XH trình UBND cấp tỉnh phê duyệt
7. Hỗ trợ Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất
+) Đối tượng: Người sử dụng lao động
+) Điều kiện: (có đủ các điều kiện sau)
- Đối với người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc khi có đủ các điều kiện sau:
- Có Người lao động làm việc theo HĐLĐ đang tham gia BHXH bị ngừng việc từ 15 ngày trở lên
- Không có nợ xấu tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
- Đối với người sử dụng lao động vay vốn để trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất/kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:
- phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng chống dịch
- phải có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bhxh
- có phương án phục hồi sx/kd
- không có nợ xấu
- Đối với người sử dụng lao động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, xuất khẩu lao động
- có người lao động làm việc theo HĐLĐ đang tham gia bhxh
- có phương án phục hồi sx/kd
- không có nợ xấu
+) Mức hưởng (mức cho vay):
- Vay vốn trả lương ngừng việc lãi suất 0%: Số tiền cho vay = mức lương tối thiểu vùng X số lao động X (tối đa) 03 tháng. Thời hạn vay 12 tháng
Vd: doanh nghiệp tại TP.HCM, có 05 lao động bị ngừng việc => Mức vay = 4.500.000 X 5 lao động X 03 (3 tháng) = 67.500.000 với thời hạn 12 tháng, lãi suất 0%
- Vay vốn trả lương cho NLĐ khi phục hồi sản xuất: số tiền cho vay = bằng mức lương tối thiểu vùng X số lao động. thời hạn vay 12 tháng lãi suất 0%
+) Hồ sơ thủ tục:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu 12a,12b,12c)
- Danh sách lao động đang tham gia bhxh (theo mẫu 13a,13b,13c)
- Bản sao GPKD
- Giấy ủy quyền (nếu có)
- Bản sao văn bản về việc Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với TH vay vốn để phục hồi sx/kd)
- phương án hoặc kế hoạch phục hồi sx/kd (đối với TH vay vốn để phục hồi sx/kd)
- Bản sao quyết toán thuế TNDN 2020 (đối với TH vay vốn để phục hồi sx/kd)
+) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người sử dụng lao động nôp hồ sơ yêu cầu BHXH xác nhận danh sách NLĐ đang tham gia BHXH
- Bước 2: Người sử dụng lao động gửi hồ sơ vay vốn đến ngân hàng chính sách xã hội
- Bước 3: Ngân hàng chính sách XH phê duyệt cho vay
8. Hỗ trợ hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên:
+) Đối tượng được hỗ trợ: Hộ kinh doanh
+) Điều kiện (có đủ các điều kiện)
- Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế
- Phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên (trong thời gian từ 01/05/2021 - 31/12/2021)
+) Mức hỗ trợ: 3.000.000/hộ kinh doanh
+) Hồ sơ thủ tục:
- Mẫu số 11
+) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hộ kinh doanh gửi mẫu số 11 đến UBND cấp xã
- Bước 2: UBND cấp xã xác nhận về việc tạm ngưng kinh doanh và báo cáo gửi chi cục thuế
- Bước 3: Chi cục thuế phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định và gửi UBND cấp huyện tổng hợp
- Bước 4: UBND cấp huyện rà soát tổng hợp trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ
Xem thêm