12/10/2021 | 393 |
0 Đánh giá

Luật Nguyễn Gia phân tích cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Luật Nguyễn Gia chuyên dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, dịch vụ luật sư. Mọi chi tiết liên hệ văn phòng Công ty, Địa chỉ: Số 10 Lê Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline: 0936.303.848

Hiện nay quá trình phát triển kinh tế thị trường kéo theo nhiều hệ lụy về đạo đức, văn hóa xã hội. tội phạm hình sự cũng theo đó bùng nổ. 

Một trong những tội phạm hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc xác định hành vi phạm tội và định tội đó là tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 155 Bộ Luật Hình Sự 2015. 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dưới góc độ nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn. Dưới đây Chúng tôi sẽ làm rõ cấu thành tội làm nhục người khác như sau:

1. Khái niệm:

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.

2. Dấu hiệu pháp lý:

Khách thể của tội phạm: Tội phạm đã xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội này là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Trong thực tế hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác rất đa dạng như bằng lời nói có tính chất thóa mạ, xỉ nhục, miệt thị hạ thấp danh dự, xúc phạm đến nhân phẩm của người khác hoặc bằng những hành vi bỉ ổi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.

Theo đó để xác định hành vi phạm tội có cấu thành tội phạm hay không thì phải xác định hậu quả xảy ra đối với người bị phạm tội có nghiêm trọng hay không. Trường hợp tính chất hành vi chưa đến mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự của người khác thì có thể xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

Chủ thể của tội phạm: người phạm tội là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

3. Nhận định: 

Từ những phân tích dấu hiệu cấu thành tội làm nhục người khác trên có thể thấy rằng; để 1 hành vi (lời nói, hành vi) xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác cấu thành tội làm nhục người khác thì điều cần xem xét đến ở đây là hậu quả của hành vi đó ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân như gây rối loạn tâm lý, tâm thần của nạn nhân.

hơn nữa công cụ để phạm tội (sử dụng máy tính hoặc mạng viễn thông), đối tượng phạm tội (đối với người đang thi hành công vụ, đối với người nuôi dưỡng mình,..) cũng là một trong những yếu tố xác định khung hình phạt tăng nặng

Dưới đây là một vài phân tích nhận định của Luật Nguyễn Gia về cấu thành tội làm nhục người khác

Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ Văn phòng Công ty

Địa chỉ: số 10 Lê Bình, phường 4, quận Tân Bình, Tp.HCM

Điện thoại: 0899.486.222 - Hotline: 0936.303.848


(*) Xem thêm

Bình luận